Mô hình nuôi tôm càng xanh đang ngày càng được lan rộng và trở nên phổ biến chính bởi vì nó đang mang lại rất nhiều về lợi ích kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển của ngành chăn nuôi tôm thì nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng ngày một tằn cao hơn. Trong đó một trong những căn bệnh được xem là dịch bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay gây hại đến quá trình chăn nuôi tôm của bà con chính là bệnh đục cơ trên tôm càng xanh
Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh là gì?
Bệnh đục cơ khá phổ biến có thể bị nhiễm trên tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Như bệnh trắng cơ, hoại tử cơ hoặc bênh tôm sữa. Tôm càng xanh bị nhiễm bệnh sau khi chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được 2 – 3 ngày tuổi sẽ có dấu hiệu bị nhiễm bênh. Ở giai đoạn này tỉ lệ chết cao dao động trong khoảng 30 – 100%.
Nguyên nhân gây bệnh
Vừa qua, Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản đã tổ chức Hội thảo về đề tài “Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ trên tôm càng xanh ” . Kết quả đề tài đã xác định tác nhân gây bệnh là do cầu khuẩn Lactococcus garvieae chứa các vi khuẩn gram (+), có dạng hình cầu. Vi khuẩn Lactococcus garvieae phát triển ở nhiệt độ 10-400C, độ muối thích hợp 0,5-6,0 %, pH 9,6.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phòng bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Như khống chế các yếu tố môi trường luôn thích hợp cho tôm; diệt khuẩn đáy ao, cấy men vi sinh,… Trong tình hình hiện nay, với việc du nhập và sử dụng tràn lan. Những con giống tôm càng xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thì việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh là vô cùng khó khăn.
Triệu chứng
Dấu hiệu của bệnh đục cơ trên tôm càng xanh là xuất hiện màu trắng đục ở phần đuôi. Bệnh này là bệnh nguy hiểm trên tôm càng xanh vì hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Ở giai đoạn ấu trùng khi mắc bệnh tôm có thể chết từ 30%-100%. Chỉ trong thời gian ngắn và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tôm trong ao ương. Hay ao nuôi thịt với tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 70-80%.
Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh thường xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Khi mắc bệnh tôm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: tôm bơi lờ đờ, có dấu hiệu giảm ăn; giảm vận động, ngừng lột xác, phần bụng chuyển sang mờ đục. Sau đó lan rộng ra toàn thân và đầu tôm. Khi bệnh nặng sẽ gây hoại tử phần đuôi tôm. Tôm bị bệnh đục cơ sẽ chết rất nhanh. Vì vậy bà con nên thường xuyên kiểm tra và quản lý ao nuôi chặt chẽ. Để có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây thiệt hại nặng cho ao nuôi.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở Trung Quốc, Đài Loan, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30- 75%. Ở Việt Nam bệnh đục cơ đã xuất hiện một vài năm nay. Từ năm 2000 tôm càng xanh bột (nguồn gốc từ Trung Quốc) nhập về Thanh Trì, Hà Nội. Đã có hiện tượng tôm đục cơ và chết hàng loạt. Đầu năm 2002 đàn tôm bố mẹ (5-6 tạ). Của một trại sản xuất tôm giống ở Hải Phòng đã bị bệnh đục cơ.
Sau khi cho nở ấu trùng và ương thành tôm bột, tỷ lệ sống rất thấp đạt khoảng 1%. Tháng 5 năm 2002, một số ao nuôi tôm càng xanh ở Thanh Trì, Hà Nội thả giống cỡ 0,2g/con. Nuôi sau 15-20 ngày tôm đã xuất hiện bệnh đục cơ và chết rải rác. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn tôm nuôi ở Thanh Trì từ 6-90% .
Cách phòng trị bệnh đục cơ trên tôm càng xanh
- Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, tiến hành nạo vét bùn đáy áo. Bón vôi phơi ao từ 5-7 ngày rồi cấp nước vào ao. Diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi. Rào lưới ngăn chim, giáp xác từ ngoài xâm nhập vào ao.
- Khi cấp nước phải dùng màng lọc để ngăn ấu trùn. Trứng của các vật chủ trung giang mang mầm bệnh. Sau đó dùng các loại thuốc diệt khuẩn để tiêu diệt mầm bệnh. Kết hợp với cấy men vi sinh có lợi để tạo cân bằng sinh học trong ao nuôi trước khi thả tôm.
- Chọn con giống chất lượng bằng cách có thể dùng máy xét nghiêm PCR. Để xác định bệnh trên tôm vì con giống chính là yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi. Vì thế cần phải hết sức kỹ lưỡng ở khâu chọn giống.
- Bổ sung thêm vitamin C và các khoáng chất thiết yếu để giúp tôm ăn khỏe, tăng trưởng nhanh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh tự nhiên. Để bổ sung lợi khuẩn ức chế vi khuẩn gậy hại phát triển.
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng trại và các loại dụng cụ sản xuất, xử lý nước cấp và nước thải. Đồng thời thực hành quản lý tốt ở trại giống và ao nuôi. Để góp phần giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh xử lý môi trường ao nuôi